Theo Hội đồng quốc tế về tiêu chuẩn hoá Huyết học (ICSH - International Council for Standardization in Hematology) và Viện tiêu chuẩn lâm sàng phòng xét nghiệm (CLSI-Clinical and laboratory standard Insitute) đề nghị: “EDTA là chất chống đông máu được lựa chọn cho việc đếm tế bào máu và xác định hình dạng, kích cỡ tế bào máu. Bởi vì EDTA ít làm biến dạng co rút hồng cầu và ít làm tăng thể tích tế bào ở tư thế dựng đứng”.
Ứng dụng huyết học, EDTA có 3 dạng:
- Dạng khô: K2 EDTA, Na2 EDTA
- Dạng lỏng: K3 EDTA
Ống EDTA thường là muối của Natri-EDTA hoặc Kali-EDTA, nhưng loại Kali-EDTA thường dùng hơn và thường ở 2 dạng: K2-EDTA dạng khô và K3-EDTA dạng lỏng. Với dạng khô K2-EDTA, chống đông được phun lên thành ống, do đó nếu kém lắc trộn ống máu thì có thể chấp nhận, nhưng tiểu cầu dễ bị vón cục. Ngược lại, với K3-EDTA dạng lỏng, chứa 1 lượng sẵn chống đông, việc lắc trộn đều ống máu, đủ số lần là yêu cầu bắt buộc, do đó cũng hạn chế tiểu cầu vón.
Điểm khác biệt chính giữa 2 dạng này đó là K2-EDTA gồm 2 ion K+, còn K3-EDTA có 3 ion K+. Sự tác động của 2 dạng này lên các tế bào máu còn nhiều tranh cãi.
Cơ chế chống đông của EDTA là gì?
EDTA ngăn cản quá trình đông máu bằng liên kết với Ca++ trong máu, hình thành phức hợp EDTA-Ca bền vững. Do tính chất giữ hình dạng tế bào ổn định trong thời gian dài nên thích hợp cho các xét nghiệm khảo sát tế bào máu như: tổng phân tích tế bào máu, HbA1C, tốc độ máu lắng, huyết đồ, kéo lame quan sát hình dạng tế bào và phát hiện ký sinh trùng trong máu.
Tỷ lệ EDTA trong ống là rất quan trọng, bởi một số xét nghiệm sẽ thay đổi nếu tỷ lệ này không chính xác. Lượng EDTA cho mỗi ml máu cơ bản là giống nhau đối với cả 3 hình thức. Nếu EDTA quá nhiều, hồng cầu bị co rút (co nhỏ lại), do đó ảnh hưởng đến các xét nghiệm như: xét nghiệm đo thể tích khối hồng cầu (Hematocrit) được thực hiện thủ công dựa vào sự lắng hồng cầu hay micro-hematocrit.
EDTA được sử dụng ở nồng độ 1.5 mg/1 ml máu toàn phần. EDTA ngăn cản quá trình đông máu bằng cách tạo phức (chelating) với Ca++, một đồng yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu. Cách thức chống đông là nó loại bỏ ion Ca++ thông qua một quá trình gọi là quá trình "thải". Quá trình này tạo ra một muối Ca++ không hoà tan, ngăn cản quá trình đông máu.
Do EDTA có khả năng liên kết với kim loại hóa trị II (Ca++, Fe++, Mg++) và chứa ion K+, Na+ nên không dùng cho các xét nghiệm điện giải đồ (chứa sẵn Na+, K+), Sắt, Calcium, ALP.
Ngoài ra, ống EDTA cũng có thể sử dụng cho các xét nghiệm sinh hóa thường quy khác, tuy nhiên cần đọc hướng dẫn xem hóa chất xét nghiệm bạn dùng có thể thu thập bằng ống EDTA được không.
K2-EDTA là gì?
K2-EDTA chứa 2 ion K+ liên kết với phân tử EDTA. K2-EDTA là một chất chống đông mạnh, được cho vào ống máu với mục đích ngăn cản sự đông máu xảy ra, thường được phun khô trên bề mặt trong ống nghiệm nhựa.
K3-EDTA là gì?
K3-EDTA là một dạng khác của EDTA, chứa 3 ion K+ liên kết với phân tử EDTA, cũng thường được sử dụng để làm chất chống đông dùng cho xét nghiệm huyết học.
So sánh K2-EDTA và K3-EDTA
Theo Hội đồng quốc tế về tiêu chuẩn Huyết học (ICSH) khuyến nghị thì nên dùng K2-EDTA cho các xét nghiệm huyết học, bởi 2 lý do chính sau:
- EDTA trong K3-EDTA khi ở nồng độ cao (7.5 mg/mL máu) làm gia tăng co rút tế bào hồng cầu.
- Khi ở tư thế dựng đứng, K3-EDTA làm tăng thể tích của tế bào.
Ngoài ra, K3-EDTA làm giảm giá trị MCV khoảng 0.1 -1.3% khi so với K2-EDTA. Một nhược điểm khác của K3-EDTA là do ở dạng lỏng nên có tính pha loãng mẫu máu, làm giảm hầu hết các chỉ số như RBC, WBC, PLT, HGB khoảng từ 1-2%.
Lê Văn Công - Chuyên viên sản phẩm Phương Đông
Tài liệu tham khảo:
1. Mary Louise Turgeon (2013), Clinical Hematology: Theory and Procedures.
2. K2- or K3-EDTA: the anticoagulant of choice in routine haematology?: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1794231
3. What is the Difference Between K2 EDTA and K3 EDTA? https://pediaa.com/what-is-the-difference-between-k2-edta-and-k3-edta/?fbclid=IwAR2qLmmd21XSiNbLds7svFZkG6XJEa29QFCk4gZhsw84t7nhVj895OAhKEw#Similarities%20Between%20K2%20EDTA%20and%20K3%20EDTA