1. Nhiễm khuẩn hô hấp là gì?

  • Theo hội hô hấp Việt Nam, nhiễm trùng hô hấp cấp tính là bệnh nhiễm trùng đường thở, nghĩa là từ tai, mũi, họng, đường dẫn khí (thanh quản, khí quản, phế quản), cho đến phổi.
  • Tuy nhóm bệnh lý này thường gặp trong cộng đồng, nhưng đây cũng là nguyên nhân nhập viện và gây tử vong hàng đầu cho trẻ em, cũng như người lớn.
  • Nguyên nhân do các bệnh nhiễm trùng hô hấp mức độ nghiêm trọng thường có triệu chứng tương tự các dạng thông thường và khó phân biệt ví dụ tiêu chảy hoặc khó thở, hoặc có thể bị sốt kèm theo hạ huyết áp.
  • Nhiễm trùng hô hấp nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

  • Virus, đa số nhiễm trùng hô hấp cấp tính được gây ra bởi virus. Những virus gây bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính thường gặp là: Virus hợp bào hô hấp (respiratory Syncitial virus), virus cúm (influenzae virus), virus á cúm (parainfluenzae virus), sởi, adenovirus, rhinovirus, enterovirus, coronavirus và nhiều chủng loại khác.
  • Ngoài ra còn có các vi khuẩn như Hemophilus influenzae (H.I), phế cầu (Streptococcus Pneumoniae), Moracella catarrhalis…Trong đó, phế cầu và Hemophilus influenzae là những vi khuẩn thường gặp nhất gây bệnh, ở cả người lớn và trẻ em.

3. Các phương pháp phát hiện tác nhân gây bệnh

  • Nhiễm trùng hô hấp khiến bệnh nhân phải thăm khám bác sĩ nhiều lần, gián đoạn quá trình học tập và làm việc. Hàng năm trên thế giới có khoảng 3-5 triệu ca bệnh nặng và 250.000-500.000 ca tử vong.
  • Có nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau như nuôi cấy thường quy và miễn dịch, tuy nhiên kết quả thường tốn nhiều thời gian (3-4 ngày), hoặc độ nhạy và độ đặc hiệu thấp (bệnh nhân mang vi sinh vật nhưng không phát hiện được).
  • Hiện nay phương pháp RT-PCR được xem là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất được sử dụng để phát hiện vi khuẩn, virus gây bệnh hô hấp. Đây là phương pháp có độ nhạy, độ đặc hiệu cao và thời gian trả kết quả nhanh trong vài giờ, lấy mẫu xét nghiệm đơn giản (ví dụ đờm hoặc mẫu phết hầu họng). RT-PCR được chia làm hai loại, RT-PCR đơn tác nhân và RT-PCR đa tác nhân.

RT-PCR đơn tác nhân

Đa số các phương pháp RT-PCR hiện hành là RT-PCR đơn tác nhân, nghĩa là chỉ có khả năng phát hiện một tác nhân trong một xét nghiệm. Điều này đồng nghĩa bệnh nhân có thể phải lấy mẫu và xét nghiệm nhiều lần để tìm được tác nhân gây bệnh, do đó tốn thời gian, công sức, tăng chi phí và kéo dài thời gian tiến hành điều trị.

 

RT-PCR đa tác nhân

Đây là phương pháp hiện đại nhất cho phép phát hiện đồng thời nhiều tác nhân cùng 1 lúc, bao gồm cả virus và vi khuẩn.

  • Các tác nhân virus: Influenza A virus (Flu A), Influenza A-H1 (Flu A-H1), Influenza A-H1pdm09 (Flu A-H1pdm09), Influenza A-H3 (Flu A-H3), Influenza B virus (Flu B), Respiratory syncytial virus A (RSV A), Adenovirus (AdV), Enterovirus (HEV), Metapneumovirus (MPV), Parainfluenza virus 1 (PIV 1), Parainfluenza virus 2 (PIV 2), Parainfluenza virus 3 (PIV 3), Bocavirus 1/2/3/4 (HBoV), Coronavirus 229E (229E), Coronavirus NL63 (NL63), Coronavirus OC43 (OC43)
  • Các tác nhân vi khuẩn: Bordetella parapertussis (BPP), Bordetella pertussis (BP), Chlamydophila pneumoniae (CP), Haemophilus influenzae (HI), Legionella pneumophila (LP), Mycoplasma pneumonia (MP).

RT-PCR đa tác nhân tạo ra nhiều thuận lợi cho bệnh nhân như thời gian trả kết quả nhanh cho nhiều loại tác nhân, tiết kiệm chi phí xét nghiệm và điều trị. Đặc biệt quan trọng, RT-PCR hô hấp panel có thể phát hiện đồng nhiễm nhiều vi khuẩn, và virus khác nhau giúp quá trình chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời. Phương Đông tự hào khi là nhà cung cấp các dong máy  chính hãng từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.