Rối loạn điện giải bao gồm các trường hợp tăng hay giảm bất thường của các khoáng chất cần thiết của cơ thể. Rối loạn điện giải nói chung hay sự mất cân bằng các khoáng chất nêu trên có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và co giật
Vai trò của điện giải trong cơ thể con người
Các chất điện giải là những chất có thể hòa tan trong dịch cơ thể, tạo ra các ion mang điện tích âm và dương. Các khoáng chất này có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể vì chúng giúp thực hiện các chức năng thần kinh, cơ bắp, giúp giữ cân bằng lượng dịch trong cơ thể, huyết áp và pH máu.
Rối loạn điện giải thường gặp ở những người có chế độ ăn uống mất cân bằng (ăn quá nhạt, ăn quá mặn, lạm dụng các nước giải khát, tăng lực,....) và ở những người đang trong tình trạng đau ốm hay mắc các bệnh lý toàn thân. Trong đó, có thể kể đến sự rối loạn hai khoáng chất quan trọng nhất trong nhóm các chất điện giải là Natri và Kali.
Các vấn đề thường gặp trong rối loạn điện giải
Rối loạn Natri
Na là một nguyên tố quan trọng trong cơ thể giúp duy trì thể tích huyết tương, cần bằng lượng acid-base, truyền xung động thần kinh và chức năng của tế bào bình thường của cơ thể. Natri có nhiều trong muối ăn. Na trong tế bào luôn được đổi mới do sự trao đổi Natri giữa trong và ngoài tế bào. Việc cân bằng Natri trong khẩu phần ăn là điều cực kì quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nồng độ Natri trong máu bình thường là 135-145 mmol/l
Tăng nồng độ Natri trong máu
Tăng natri trong máu là tình trạng có nồng độ ion natri cao trong máu. Triệu chứng ban đầu có thể bao gồm cảm giác khát, yếu, buồn nôn và ăn mất ngon. Triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi có những biểu hiện như cơ co giật, chảy máu trong hoặc xung quanh não.
Giảm nồng độ Natri máu
Giảm nồng độ Natri máu cũng là một trong những triệu chứng phổ biến ở những trường hợp rối loạn điện giải, có thể kể đến những nguyên nhân sau:
- Mất muối nhiều qua đường tiêu hóa, nước tiểu, mồ hôi (nôn, tiêu chảy, say nắng, ra mồ hôi nhiều, ....)
- Thiểu năng vỏ thượng thận
- Tổn thương ống thận nặng, suy thận
- Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu cũng dễ dẫn đến giảm nồng độ Natri máu
- Hội chứng SIADH (tiết hormone ADH quá nhiều gây giữ nước làm giảm nồng độ NA máu)
Triệu chứng lâm sàng của việc giảm nồng độ Natri máu là: Khát, Phù, hoa mắt, Khô niêm mạc, Nhịp tim nhanh, giảm huyết áp trong tư thế đứng.
Ngoài ra, giảm nồng độ Natri máu gây ra những hậu quả về sau như:
- Gây nhược trương dịch gian bào, lượng nước trong tế bào sẽ tăng lên đáng kể, giảm khối lượng máu
- Giảm huyết áp có thể gây ra trụy tim mạch, làm thiểu niệu gây suy thận, nặng hơn có thể phù não,....
Tham khảo thêm bài viết về các bệnh phát hiện được qua xét nghiệm máu tại đây
Eastern Medical Equipments Medical ( EMEC)
Hà Nội : Toà D, Vinaconex 2, Kim Văn - Kim Lũ, Khu ĐTM Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội | ĐT : +84 24 3573 8301 / +84 24 3573 8302 / +84 974903366
Đà Nẵng : 385 Trần Cao Vân - Q. Thanh Khê. | ĐT : +84 236 3714 788
Nha Trang : VCN Tower, 02 Tố Hữu Nha Trang. | ĐT : +84 974903366
Hồ Chí Minh : 94 An Bình - P.5 - Q.5. | ĐT : +84 28 3924 6848
Cần Thơ: 53,7 Nguyễn Việt Dũng, An Thới, Bình Thủy | ĐT : +84 292 3883493
Email : info@eastern.vn