Hội chứng Edwards là gì?
Hội chứng Edwards là hội chứng xảy ra khi bệnh nhân bị thừa một nhiễm sắc thể số 18 trong bộ gen, còn gọi là Trisomy 18. Là hội chứng bẩm sinh phổ biến thứ hai sau hội chứng Down (Trisomy 21).
=>>> Xem thêm: Những dị tật thai nhi thường phát hiện qua siêu âm
Nguyên nhân gây ra hội chứng Edwards?
Vì vậy Hội chứng Edwards được nhắc đến như hiểu rằng là hội chứng do bất thường số lượng NST 18. Bình thường thai nhi hình thành được thừa hưởng 46 nhiễm sắc thể di truyền từ bố và mẹ, trong đó có 23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ bố. Nhưng theo nghiêm cứu từ các trường hợp mắc Hội chứng Edwards thì ở 95% thai có 47 nhiễm sắc thể do có thừa một nhiễm sắc thể số 18, do sự phân chia tái tổ hợp trong quá trình tạo trứng hay tinh trùng. Chính sự dư thừa vật chất di truyền này gây nên các dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Một số trường hợp khác chỉ có 46 chiếc nhiễm sắc thể nhưng thực sự có một chiếc 18 dư ra và kết nối với một chiếc khác (gọi là chuyển đoạn hòa nhập tâm).
Tỷ lệ trẻ mắc hội chứng Edwards
- Những phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc phải những hội chứng Edward
- Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng Edwards trên Thế giới khoảng 1/8000 đến 1/3000 trẻ sơ sinh.
- Nguy hiểm hơn nữa thì vào khoảng 80% trẻ mắc hội chứng Edwards mất trong tuần đầu tiên sau sinh. Một số ít có thể sống hơn một tháng. Khoảng 5 – 10% có thể sống hơn một năm tuổi nhưng bị chậm phát triển nặng.
- Số lượng bé gái mắc hội chứng Edwards gấp 3 lần bé trai
==>> Tham khảo: Những thời điểm siêu âm dị tật thai nhi tốt nhất
Các bất thường của hội chứng Edwards
Trong thai kỳ (trước sinh):
- Trisomy 18 thường chậm phát triển trong tử cung và ngừng phát triển ở khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ.
- Sự hình thành của các cơ quan trong cơ thể cũng bị rối loạn nghiêm trọng:
+ Thai đa ối do bất thường về khả nuốt và mút của thai; thiểu ối do bất thường ở thận, bánh nhau thai nhỏ, chỉ có một động mạch rốn duy nhất, thai chậm phát triển trong tử cung, cử động thai yếu hoặc suy thai. Vì vậy hầu hết phụ nữ mang thai trẻ bị hội chứng Edwards thường sảy thai.
+ Các bất thường về đầu mặt như đầu nhỏ hoặc có dạng hình trái dâu, cằm nhỏ, tai đóng thấp, nang đám rối mạng mạch ở não.
+ Bàn tay co quắp, thiểu sản móng tay, bàn tay quặp, lòng bàn chân dầy.
Trẻ mắc hội chứng Edwards sinh ra bị quặp tay |
+ Xương ức ngắn, tim bị thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch hoặc hẹp động mạch chủ.
+ Bất thường ở bụng và cơ quan nội tạng như thoát vị rốn, hở thành bụng, teo thực quản, thận đa nang hoặc trướng nước, thận hình móng ngựa, tinh hoàn ẩn.
Vì mức độ nghiêm trọng của tình trạng này nên nhiều người mẹ và thai nhi phải đứng trước nguy cơ rủi ro khi không thực hiện sàng lọc kịp thời ngay từ đầu thai kỳ.
Sau khi sinh
- Thai nhi mắc hội chứng Edwards phát triển với tốc độ bình thường trong trong bụng mẹ, khi sinh thường nhẹ cân hơn cân nặng trung bình.
Bé sinh ra chậm phát triển nếu mắc hội chứng Edwards |
- Chức năng của não, tim và thận không được phát triển hoàn thiện. Do đó, trẻ thường bị rối loạn các chức năng sinh tồn cơ bản như bú, nuốt, khó khăn khi thở và thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng.
Hội chứng Edwards không thể điều trị khỏi, tuy nhiên có thể chẩn đoán ở giai đoạn sớm của thai kỳ qua các xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán.
Khám thai định kỳ để sàng lọc những bất thường có thể xảy ra |
==> Xem thêm: Hội chứng Patau và những điều cần biết
Phương pháp chẩn đoán hội chứng Edwards
Trước khi sinh: Siêu âm là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng có thể phát hiện được hội chứng Edwards với dấu hiệu là: tử cung lớn, dịch ối bất thường. Nếu phát hiện những biểu hiện trên, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Tripple Test (phương pháp này có độ chính xác thấp, dương tính giả và âm tính giả cao, thường chỉ được dùng để chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Edwards.
Phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn dựa trên DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ là phương pháp có độ chính xác cao nhất để chẩn đoán, phương pháp này có tỷ lệ chính xác lên đến 99.9%
Sinh con ra mắc hội chứng Edwards là điều không cha mẹ nào mong muốn. Vì thế bằng việc thực hiện sàng lọc trước khi sinh, khám thai định kỳ là cha mẹ hoàn toàn có thể phát hiện sớm trường hợp thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Edwards từ tuần thai thứ 10.
Hy vọng những thông tin hữu ích của Phương Đông giúp cha mẹ có những phương pháp tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho con trước và sau sinh.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
Eastern Medical Equipments Medical ( EMEC)
Hà Nội: Lô CN2 KĐTM Định Công, Q. Hoàng Mai. | ĐT : +84 24 3573 8301 / +84 24 3573 8302 / +84 974903366
Đà Nẵng: 385 Trần Cao Vân - Q. Thanh Khê. | ĐT : +84 236 3714 788
Hồ Chí Minh: 94 An Bình - P.5 - Q.5. | ĐT : +84 28 3924 6848
Email : info@eastern.vn