Xét nghiệm sinh hoá máu là một xét nghiệm phổ biến, nguyên nhân sai số phổ biến đó là sai sót trong quá trình lấy mẫu bệnh phẩm. Vậy khi lấy mẫu xét nghiệm sinh hoá máu cần lưu ý những điều gì?
Tham khảo thêm:
Thời điểm lấy máu
- Đối với các xét nghiệm hoá sinh, thời điểm lấy máu tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi nhịn ăn qua đêm (với một số xét nghiệm, bắt buộc phải nhịn ăn ít nhất 12 giờ). Trong trường hợp cần thiết, tuỳ theo chỉ định của bác sĩ, sẽ có thời gian lấy máu riêng.
- Nồng độ một số chất có thể thay đổi tuỳ theo thời gian lấy máu, do sự thay đổi của nhịp sinh học, đặc biệt trong một số xét nghiệm như ACTH, Cortisol, Renin cần lấy máu trước 10h sáng
- Đối với xét nghiệm lượng thuốc cần tuân thủ thời điểm lấy máu, cụ thể là thời điểm ngay trước khi sử dụng liểu thuốc tiếp theo
Vị trí lấy máu xét nghiệm
Máu xét nghiệm có thể được lấy ở tĩnh mạch, mao mạch và ít hơn là ở động mạch. CÓ một số chất có thể thay đổi do thay đổi chuyển hoá hoặc do sự phân bố khác nhau giữa các khu vực lấy máu
Thời gian buộc Garo
- Cần cởi garo ngay khi kim đã vào tĩnh mạch. Bởi khi có sự ứ động máu làm tăng sự phân huỷ yếm khí glucose máu và làm giảm pH máu cùng sự tích tụ của lacate dẫn đến hiện tượng thiết ô xy và giải phóng kali từ tế bào.
- Có sự tăng nồng độ ion Ca++ và Mg++ ở máu trong thời gian buộc garo
Tư thế của bệnh nhân khi lấy máu
Để lấy máu của bệnh nhân ngoại trú, tốt nhất bệnh nhân cần được ngồi nghỉ 10 phút trước khi lấy máu. Tư thế khác nhau của bệnh nhân nằm hay đứng có teher thay đổi nồng độ một số chất trong máu như: Ure, Kali, Canxi, Creatinin, Protein, AST, ALT, Cholesterol
Chất chống đông
- Lithium Heparin thường được dùng làm chất chống đông trong việc lấy huyết tương, không làm thay đổi trị số điện giải và protein toàn phần. Herapin nước có thể gây sai số do pha loãng mẫu máu, điều này có thể khắc phục bằng cách sử dụng heparin đông khô trong bơm tiêm
- Chất chống đông EDTA thường được dùng để lấy máu xét nghiệm huyết học nhưng không được dùng để lấy máu xét nghiệm định lượng Kali và Canxi
Lưu giữ máu
Khoảng thời gian từ lấy máu tới khi máu được xét nghiệm sẽ ảnh hưởng đến nồng độ một số chất của máu. Máu để đo khí máu, nếu lưu giữ ở nhiệt độ phòng sẽ làm giảm đáng kể pH, CO2 và PO2. Glucose nếu không tách huyết thanh hoặc huyết tương ngay sẽ giảm khoảng 7% mỗi giờ
Mẫu máu bị tan huyết
Loại bỏ các mẫu máu bị tan huyết. Tan huyết gây ra do sai sót lấy máu sẽ làm tăng các thành phần như Kali, phosphate, SGOT, SGTP,.. trong huyết tương và làm tăng Hemoglobin có thể gây nhiễu trong một số phương pháp xét nghiệm
Tiêm truyền
Lấy máu ở tay khác với tay được truyền Glucose. Nồng độ Glucose máu có thể tăng nếu mẫu bệnh phẩm được lấy ở cùng tay đang được truyền Glucose
Phương Đông là đơn vị cung cấp máy xét nghiệm sinh hoá máu uy tín chất lượng, phù hợp với các phòng khám tư nhân nhỏ đến các bệnh viện, cơ sở y tế lớn.
Nếu các bạn có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY
Eastern Medical Equipments Medical ( EMEC)
Hà Nội : Lô CN2 KĐTM Định Công, Q. Hoàng Mai. | ĐT : +84 24 3573 8301 / +84 24 3573 8302 / +84 974903366
Đà Nẵng : 385 Trần Cao Vân - Q. Thanh Khê. | ĐT : +84 236 3714 788
Nha Trang : VCN Tower, 02 Tố Hữu Nha Trang. | ĐT : +84 974903366
Hồ Chí Minh : 94 An Bình - P.5 - Q.5. | ĐT : +84 28 3924 6848
Cần Thơ: 53,7 Nguyễn Việt Dũng, An Thới, Bình Thủy | ĐT : +84 292 3883493
Email : info@eastern.vn