Hiện nay, X quang là một công cụ chẩn đoán hình ảnh quan trọng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Máy hoạt động dựa trên nguyên lý của tia X, giúp chẩn đoán hình ảnh các bộ phận xương, khớp. Vì tính chất đâm xuyên, tia X cũng sẽ có những tác hại nhất định.
Tia X là gì?
Tia X là một dạng bức xạ điện từ xuất hiện trong tự nhiên và nhân tạo, có tính chất có thể đâm xuyên, được ứng dụng rộng rãi trong y học nhằm chẩn đoán các bệnh về xương khớp.
Vậy, khi sử dụng tia X tác động vào bệnh nhân thì lợi ích thu được có nhiều hơn tác hại của tia X gây ta. Hôm nay, Phương Đông xin được chia sẻ các tác hại của tia X.
Tác hại của tia X
Khả năng gây ung thư
Bức xạ ion hoá của tia X gây đứt gãy DNA. Khi những tế bào bị tổn thương do tia X gây ra phân chia và nhân lên, những tổn thương không sửa chữa được cũng nhân lên theo. Một số nhà khoa học đã cố tình chiếu xạ lên tay để nghiên cứu, và nhận thấy tia X có thể gây bỏng hoặc cháy da sau vài tuần tiếp xúc, nếu cường độ mạnh gây ra các vết loét và khó phục hồi. Các tế bào ung thư có thể phát triển từ các mô da đã được chữa lành. Vì vậy, tia X được cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chính phủ Hoa Kỳ phân loại là chất gây ung thư.
Ảnh hưởng tới da
Những bức xạ do tia X gây tổn thương cục bộ cho da và các mô dưới da. Dấu hiệu nhận biết dễ thấy nhất là những vết đỏ trên da. Những vết đỏ đó sẽ xuất hiện sau chiếu vài giờ và sẫm lại sau đó vài ngày, không để lại hậu quả lâu dài.
Tuy vậy, nếu nguồn bức xạ mạnh chiếu vào sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đối với những vết đỏ đó, phồng rộp và loét. Liều không cao lắm có thể tự lành sau vài tuần những liều cao có thể diệt hết các tế bào da, sẽ lâu lành và để lại sẹo
Ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể
Những trường hợp chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh có thể tác động đến các cơ quan khác của cơ thể như
- Mắt: Đục thuỷ tinh thể
- Tim mạch: huỷ hoại trực tiếp các mạch máu nhỏ, có thể gây suy tim và tử vong
- Sinh dục: Suy thoái tiền liệt tuyến, tinh hoàn, buồng trứng, ung thư vú
- Tuỷ: ảnh hưởng tới tuỷ xương, nơi sản xuất ra các tế bào máu dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh ung thư
- Niêm mạc dạ dày: tiêu chảy, sút cân
Tuy bức xạ tia X có nhiều tác hại nếu cường độ mạnh. Quá trình chụp X quang có thể kiểm soát lượng bức xạ cho phép không đủ gây ra tổn thương. Các tổn thương gây ra bởi bức xạ liều thấp đều có thể khắc phục và không gây ra đột biến. Chỉ khi đạt đến một ngưỡng nhất định, tổn thương vĩnh viễn mới có thể được gây ra. Ngưỡng này sẽ cao hơn nhiều so với liều tia X tiêu chuẩn từ bất kỳ kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nào.
Việc tia X được ứng dụng trong y học một thời gian dài chứng tỏ tầm quan trọng của như thế nào. So với các thủ thuật, kỹ thuật khác, chụp X quang có một số lợi ích
- Không xâm lấn: Hỗ trợ chẩn đoán tình trạng bất thường hoặc theo dõi quá trình điều trị mà không cần xâm lấn
- Định hướng: Giúp các chuyên gia y tế định hướng khi đặt ống thông, stent hoặc các thiết bị khác trong cơ thể bệnh nhân. Hình ảnh X quang có thể giúp điều trị các khối u và loại bỏ huyết khối hoặc tắc nghẽn tương tự khác
- Phát hiện bệnh tiềm ẩn: Có thể vô tình phát hiện tình trạng bệnh lý khác.
Tia X tuy có một số tác hại nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của chúng trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Với công nghệ khoa học ngày càng phát triển, bức xạ tia X ngày càng giảm trong quá trình chụp X quang mà vẫn có thể cho được hình ảnh X quang mong muốn. Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.