Xét nghiệm HbA1c là phương pháp phổ biến để theo dõi và điều trị bệnh tiểu đường. Vậy khi nào cần xét nghiệm HbA1c và xét nghiệm HbA1c như thế nào. Hôm nay Phương Đông xin được chia sẻ tổng quan về xét nghiệm HbA1c
Tổng quan về xét nghiệm HbA1c
Tại sao bạn cần xét nghiệm HbA1c?
Để xác định xem người kiểm tra có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không, để chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường, theo dõi bệnh tiểu đường và hỗ trợ quyết định điều trị.
Khi nào cần kiểm tra xét nghiệm HbA1c?
Là một phần của kiểm tra sức khỏe hoặc khi người kiểm tra có dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Sau lần chẩn đoán bệnh tiểu đường đầu tiên, cứ khoảng 3 – 4 tháng hoặc 120 ngày thì nên đi kiểm tra một lần để đảm bảo các chỉ số đường trong máu vẫn duy trì ổn định hoặc để thay đổi kế hoạch điều trị nếu không có tác dụng.
Có yêu cầu gì về mẫu máu không?
Một mẫu máu thu được bằng cách lấy một cây kim lấy máu từ tĩnh mạch hoặc ngón tay.
Có phải chuẩn bị cái gì khi kiểm tra không?
Không cần.
Xét nghiệm HbA1c như thế nào?
Hemoglobin A1C hay còn được gọi là A1C hoặc glycated hemoglobin, là hemoglobin có kèm theo đường. Xét nghiệm A1C đánh giá lượng đường trung bình trong máu trong khoảng 2 đến 3 tháng bằng cách đo tỷ lệ phần trăm của sắc tố glycated trong máu.
Hemoglobin là protein vận chuyển oxy trong các tế bào hồng câu (RBCs). Có một số loại huyết sắc tố bình thường nhưng chiếm ưu thế khoảng 95 – 96% là huyết sắc tố A. Khi đường vận chuyển trong máu, một số loại liên kết tự nhiên với hemoglobin A.
Nồng độ đường trong máu càng cao thì hemoglobin glycated hình thành càng nhiều. Một khi đường liên kết với huyết sắc tố thì nó sẽ ‘sống’ trong hồng cầu – khoảng chừng 120 ngày. Hình thức chiếm ưu thế của hemoglobin glycated được gọi là A1C. A1C được sản xuất hàng ngày và bị loại bỏ từ từ khỏi máu khi các hồng cầu già chết đi và các hồng mới mới (với huyết sắc tố không glycated) thay thế.
Một xét nghiệm A1C có thể được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Theo Tiêu chuẩn chăm sóc y tế trong bệnh tiểu đường từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) nói rằng bệnh tiểu đường có thể được chẩn đoán dựa trên tiêu chí A1C hoặc tiêu chí đường trong máu (ví dụ : đường huyết lúc đói (FBG) hoặc xét nghiệm dung nạp đường 2 giờ).
A1C cũng được sử dụng để theo dõi điều trị cho những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Nó giúp đánh giá mức độ đường của bạn đã được kiểm soát tốt như thế nào theo thời gian. Đối với mục đích theo dõi, A1C dưới 7% cho thấy kiểm soát đường tốt và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường cho phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, ADA và Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD) khuyến nghị rằng việc quản lý kiểm soát đường ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên tập trung vào bệnh nhân hơn. Chúng tôi khuyên mọi người nên hợp tác chặt chẽ với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình để chọn mục tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe cá nhân của mỗi người và cân bằng giữa rủi ro và lợi ích.
==>> Xem thêm: Các loại Hemoglobin và ý nghĩa của nó trong cơ thể
Sàng lọc và chẩn đoán
Xét nghiệm hemoglobin A1C có thể được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường ở người lớn.
Tuy nhiên, không nên sử dụng xét nghiệm A1C cho :
- Sàng lọc bệnh tiểu đường liên quan đến xơ nang.
- Chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai.
- Chẩn đoán bệnh tiểu đường ở trẻ em và thiếu niên.
- Những người bị chảy máu nghiêm trọng hoặc truyền máu gần đây.
- Người mắc bệnh thận mãn tính hoặc bệnh gan.
- Những người bị rối loạn máu như thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin B12.
- Các cá nhân có một số biến thể huyết sắc tố (ví dụ : bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia).
Trong những trường hợp trên, nên sử dụng đường máu tương lúc đói, xét nghiệm dung nạp đường uống hoặc xét nghiệm gructosamine để sàng lọc hoặc chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Chỉ xét nghiệm A1C đã được tham chiếu đến một phương pháp phòng thí nghiệm được chấp nhận (Chương trình tiêu chuẩn hóa glycohemoglobin quốc gia được chứng nhận) mới được sử dụng cho mục đích chẩn đoán hoặc sàng lọc. Hiện tại, tại các điểm xét nghiệm chăm sóc, ví dụ như các xét nghiệm có thể được sử dụng tại văn phòng của bác sĩ hoặc giường bệnh của bệnh nhân, không đủ chính xác để sử dụng trong chẩn đoán nhưng có thể sử dụng để theo dõi điều trị (thay đổi cách sống và sử dụng thuốc.)
==>> Xem thêm: So sánh ưu nhược điểm của các phương pháp xét nghiệm HbA1c hiện nay
Theo dõi điều trị bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm A1C được sử dụng để theo dõi kiểm soát đường của những người mắc bệnh tiểu đường theo thời gian. Mục tiêu của những người mắc bệnh tiểu đường là giữ cho mức đường trong máu của họ càng gần mức bình thường càng tốt. Điều này giúp giảm thiểu các biến chứng gây ra do nồng độ đường tăng mãn tính, chẳng hạn như tổn thương tới các cơ quan trên cơ thể như thận, mắt, hệ thống tim mạch và dây thần kinh. Khác với kết quả của glucose, cung cấp thông tin về tình trạng đường huyết của một người theo đúng thời gian lấy máu, kết quả xét nghiệm A1C cho thấy hình ảnh về lượng glucose trung bình trong máu trong 2- 3 tháng. Điều này có thể giúp những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và bác sĩ biết liệu trình điều trị có tác dụng tốt hay phải điều chỉnh.
A1C thường được sử dụng để giúp những người mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường xác định mức độ đường huyết không được kiểm soát của họ tăng lên trong 2 – 3 tháng. Xét nghiệm được làm nhiều lần cho đến khi mức glucose tối ưu.
Khi nào cần xét nghiệm HbA1c
Sàng lọc và chẩn đoán
Có thể yêu cầu kiểm tra A1C khi nghi ngờ ai đó mắc bệnh tiểu đường vì các dẫu hiệu hoặc triệu chứng tăng đường huyết như :
- Khát nước và uống nhiều nước
- Đi tiểu nhiều
- An nhiều
- Dễ mệt mõi
- Mắt mờ
- Vết thương lâu lành
Có thể xét nghiệm A1C với những người trưởng thành thừa cân với các yếu tố bổ sung sau :
- Không thường xuyên vận động
- Có tiền sử gia đình bị bệnh
- Các chủng tộc có nguy cơ mắc bệnh cao (ví dụ : người Mỹ gốc Phi, người Latin, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á, người đảo Thái Bình Dương)
- Huyết áp cao
- Bảng lipid bất thường (cholesterol HDL thấp hoặc triglyceride cao)
- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
- Tiền sử về bệnh tim mạch
- Các điều kiện lâm sàng khác liên quan đến kháng insulin
Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ (ADA) huyên rằng nên xét nghiệm A1C ở tuổi 45 với những người thừa cân hoặc béo phì, nếu kết quả là bình thường, phải lặp đi lặp lại xét nghiệm trong khoảng 3 năm, việc xét nghiệm có thường xuyên không tùy thuộc vào kết quả ban đầu và tình trạng nguy cơ, hoặc khi quan sát các dấu hiệu xuất hiện của bệnh này.
Những người không được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhưng xác định có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường nên xét nghiệm A1C mỗi năm một lần.
Theo dõi
Tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường mắc phải mà chăm sóc theo lời đề nghị của bác sĩ. Nên làm xét nghiệm A1C 2 đến 4 lần mỗi năm. ADA khuyến nghị xét nghiệm A1C cho những người mắc bệnh tiểu đường ít nhất hai lần một năm nếu họ đáp ứng các mục tiêu điều trị và đường máu kiểm soát không ổn định.
Khi ai đó được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc không đạt được mức glucose tối ưu thì xét nghiệm A1C ngay.
==>> Xem thêm: Các vấn đề cần nhớ khi làm xét nghiệm HbA1c
Ý nghiệm của xét nghiệm HbA1c
Trong sàng lọc và chẩn đoán, một số kết quả có thể thấy được bao gồm
Người không bị tiểu đường: Kết quả A1C dưới 5,7% (30mmol/mol)
Bệnh tiểu đường: Mức A1C là 6,5% (48 mmol/mol) hoặc cao hơn.
Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong tương lai (tiền tiểu đường): A1C từ 5,7% đến 6,4% (39 – 46 mmol/mol)
Để theo dõi kiểm soát glucose, A1C hiện được báo cáo là tỷ lệ phần trăm và đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, họ nên đặt mục tiêu giữ cho huyết sắc tố A1C của họ dưới 7%. Họ càng có thể giữ A1C của mình mới mục tiêu điều trị dưới 7% của Hiệp hội TIểu Đường Hoa Kỳ (ADA) mà không gặp qua tình trạng hạ đường huyết. Bệnh tiểu đường của họ càng được kiểm soát tốt hơn. Khi A1C tăng, nguy cơ biến chứng cũng tăng.
Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, bạn có thể chọn mục tiê A1C với sự tư vấn của bác sĩ. Mục tiêu có thể phụ thuộc vào một số yếu tố như thời gian chẩn đoán, sự xuất hiện của các biến chứng như suy giảm hoặc mất thị lực, tổn thương thận, nguy cơ biến chứng do hạ đường huyết, tuổi thọ hạn chế và không có sẵn hệ thống hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe.
Kết quả xét nghiệm A1C cũng có thể bao gòm kết quả được hiển thị bằng đơn vị Sl (mmol/mol) và glucose trung bình ước tính (EAG), là kết quả được tính toán dựa trên mức độ hemoglobin A1C. Ước tính glucose trung bình (EAG) phản ánh gián tiếp mức glucose trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng trước khi đo A1C.
Lưu ý: EAG vẫn là đánh giá về glucose của một người trong vài tháng qua. Nó không khớp hoàn toàn với bất kỳ kết quả kiểm tra glucose hàng ngày. ADA đã áp dụng phép tính này và cung cấp một máy tính và thông tin về EAG. Trang website NGSP cũng cung cấp một máy tính để chuyển đổi hemoglobin A1C theo đơn vị Sl mmol/mol thành phần trăm.
==>> Xem thêm: Làm cách nào để giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường
Có thể làm xét nghiệm HbA1c tại nhà hay không?
Có thể, nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, xét nghiệm tại nhà có thể được sử dụng để giúp theo dõi kiểm soát glucose của bệnh nhân theo thời gian. Tuy nhiên, xét nghiệm tại nhà không được khuyết khích để sàng lọc hoặc chẩn bệnh. Có những xét nghiệm được FDA chấp thuận có thể được sử dụng tại nhà. Nếu bạn quan tâm đến việc tìm hiểu thêm, hãy truy cập bài viết về thử nghiệm tại nhà và hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tại sao xét nghiệm HbA1c khác xét nghiệm đường huyết
Ngoài sự khác biệt về đơn vị sử dụngthì kết quả của A1C thể hiện những phản ánh đã xảy ra trong cơ thể của người làm xét nghiệm đường huyết theo thời gian trung bình. Đường huyết sẽ nắm bắt được những thay đổi về lượng đường trong máu xảy ra hàng ngày. A1C là một dấu hiệu cho thấy glucose đã tăng trong vài tháng hoặc bình thường. Không được nhạy cảm như đường huyết. Tuy nhiên, nếu kiểm soát glucose hàng ngày của người làm xét nghiệm ổn định (tốt hoặc xấu) thì cả A1C và glucose trong máu sẽ phản ánh điều này. Quan trọng là phải nhớ độ trễ thời gian liên quan đến A1C. Kiểm soát glucose tốt trong 2 – 3 tuần sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả A1C.
Ngoài ra, điều quan trọng cần nhớ là hemoglobin glycated và glucose trong máu là hai thứ khác nhau không liên quan.
===> Xem thêm: Những lợi thế xét nghiệm HbA1c so với xét nghiệm đường máu Glucose
Trên đây là những tổng quan về xét nghiệm HbA1c. Để có thể xét nghiệm HbA1c, bạn nên lựa chọn những dòng máy đo Hemoglobin HbA1c phù hợp với nhu cầu cũng như quy mô của cơ sở y tế. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.