Nhiều người đã từng nghe đến khái niệm huyết thanh nhưng chưa hiểu rõ huyết thanh là gì và công dụng của huyết thanh. Trong bài viết này, Phương Đông sẽ cung cấp thêm thông tin và kiến thức liên quan và ứng dụng của huyết thanh trong y tế.
Huyết thanh là gì?
Máu trong cơ thể gồm 2 thành phần chính là các thành phẫn hữu hình và các thành phần vô hình. Trong đó, các tế bào máu thuộc thành phần hữu hình trong máu. Sau khi được lắng đọng tự nhiên và loại bỏ các yếu tố đông máu, tách chiết một số thành phần trong một thời gian 30-60 phút sẽ có được huyết thanh với màu vàng nhạt hoặc trong suốt.
Khi đã tách bỏ, huyết thanh chỉ còn lại một số chất không có chức năng làm đông máu như các kháng thể, natri, kali, bilirubin, magie, creatinine,....
Ứng dụng của huyết thanh trong y tế
Sử dụng trong chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh chính xác, xét nghiệm huyết thanh chiếm 1 phần quan trọng. Đối với một số bệnh, bệnh nhân cần xét nghiệm cả huyết thanh và huyết tương để cho kết quả đảm bảo nhất. Những loại bệnh cần xác định dựa trên kết quả xét nghiệm huyết thanh đa số là bệnh truyền nhiễm lây qua máu như HIV, giang mai, viêm gan B, sùi mào gà,.....
Bổ sung miễn dịch
Đối với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền huyết thanh qua đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch. Huyết thanh miễn dịch còn được sử dụng với mục đích phòng ngừa và điều trị bệnh (sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván,....)
Hỗ trợ điều trị
Với những người từng mắc bệnh truyền nhiễm và đã hoàn toàn khỏi bệnh, huyết thanh trong máu có thể tự tạo miễn dịch thụ động giúp các bệnh nhân khác điều trị, chống lại các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, 1 số bệnh nhiễm trùng cũng rất nguy hiểm, cần sự hỗ trợ của các kháng thể có trong huyết thanh.
Những biến chứng có thể xảy ra với người bệnh
Các biểu hiện có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày, vài tuần sau khi tiêm:
- Căng cơ, loét, phù nề, sưng đau tại vùng da được tiêm hoặc truyền huyết thanh
- Nổi ban, mề đay xuất phát từ vị trí tiêm lan đến các vùng xung quanh hoặc toàn cơ thể. Đồng thời bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau khớp chân/tay
- Trường hợp phản ứng nặng: sốc phản vệ, rối loạn nhịp tim, suy thận cấp, tụt huyết áp, khó thở, suy tim, trụy mạch,....
Huyết thanh đem lại nhiều lợi ích trong công tác phòng ngừa và điều trị bệnh, thế nhưng việc sử dụng huyết thanh cũng cần phải lưu ý một số điểm như sau:
- Tiền sử
- Test phản ứng
- Lựa chọn liều lượng
- Đường truyền
- Sử dụng phối hợp
- Chất lượng của huyết thanh
- Theo dõi sau khi tiêm
- Tuân thủ các chỉ định
Huyết thanh được ứng dụng rất nhiều trong y học, đặc biệt được ứng dụng nhiều trong xét nghiệm sinh hóa miễn dịch
Eastern Medical Equipments Medical ( EMEC)
Hà Nội : Toà D, Vinaconex 2, Kim Văn - Kim Lũ, Khu ĐTM Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội | ĐT : +84 24 3573 8301 / +84 24 3573 8302 / +84 974903366
Đà Nẵng : 385 Trần Cao Vân - Q. Thanh Khê. | ĐT : +84 236 3714 788
Nha Trang : VCN Tower, 02 Tố Hữu Nha Trang. | ĐT : +84 974903366
Hồ Chí Minh : 94 An Bình - P.5 - Q.5. | ĐT : +84 28 3924 6848
Cần Thơ: 53,7 Nguyễn Việt Dũng, An Thới, Bình Thủy | ĐT : +84 292 3883493Email : info@eastern.vn