Xét nghiệm sinh hóa đo được nồng độ của các thành phần có trong máu. Từ đó, bệnh nhân có thể phát hiện kịp thời các bệnh mắc phải. Dựa vào kết quả, bác sĩ có thể đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp. Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, cũng như xét nghiệm máu để đo chức năng thận. Một số xét nghiệm này yêu cầu phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
Kiểm tra chức năng của gan (SGOT, SGPT) và chức năng thận
Xét nghiệm máu đối với chức năng thận đo nồng độ ure máu (BUN) và creatinin. Cả 2 thành phần này đều là những chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hai thông số này bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận như bệnh về gan như viêm gan A,B,C,E,D,... xơ gan, men gan cao, ung thư gan,...
Bệnh về đường huyết
Xét nghiệm sinh hóa máu cho biết lượng đường (glucose) có trong máu của bạn. Đường huyết vượt quá giới hạn có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
Đối với xét nghiệm đo glucose, bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu để đo đường huyết lúc đói.
Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglycerid, HDL-C)
- Nồng độ Cholesterol xấu: gây ra tắc nghẽn trong lòng mạch máu, gây xơ vữa động mạch
- Nồng độ Cholesterol tốt: làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong động mạch
- Triglyceride: là một loại chất béo có trong máu
Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Đối với xét nghiệm máu, xét nghiệm các thành phần này, người thực hiện cần nhịn ăn 9-12 tiếng trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo độ chính xác của kết quả.
Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym
Enzym giúp kiểm soát và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể. Xét nghiệm kiểm tra enzym trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.
Bên cạnh đó, xét nghiệm sinh hóa máu cũng có thể phát hiện bệnh Gout.
Quy trình xét nghiệm máu
Trước khi đi xét nghiệm máu
Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể bạn cần tuân thủ theo trước khi làm xét nghiệm. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn để đảm bảo độ chính xác của xét nghiệm.
Tránh ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong tối đa 12 giờ
Ngừng dùng một loại thuốc nhất định
Khi đi xét nghiệm máu
Quá trình lấy máu cho mỗi xét nghiệm chỉ mất vài phút để hoàn thành. Quá trình lấy máu chỉ mất 5 phút nếu tĩnh mạch dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận. Xét nghiệm máu thường gồm lấy mấu máu ở cánh tay. Đối với trẻ em, mẫu máu đươc lấy từ đầu ngón tay áp út.
- Bước 1: Bác sĩ buộc xung quanh cánh tay một dây quấn để làm dòng máu chảy chậm lại và làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn, giúp việc lấy máu được dễ dàng.
- Bước 2: Bác sĩ hoặc y tá lau sạch vùng da bằng chất khử trùng trước khi lấy mẫu máu.
- Bước 3: Bác sĩ đưa một kim tiêm gắn vào ống tiêm hoặc ống chứa đặc biệt vào tĩnh mạch. Ống tiêm được sử dụng để rút mẫu máu.
- Bước 4: Khi lấy mẫu xong, kim tiêm sẽ được rút ra. Bác sĩ áp một miếng bông chặt trên da một vài phút.
- Bước 5: Băng vết thương nhỏ để giữ cho nó sạch sẽ.
- Bước 6: Sau khi lấy máu, mẫu máu được đưa vào chai có dán nhãn tên và chi tiết của bạn. Sau đó, mẫu máu được đưa xuống phòng lab.
Quy trình lấy mẫu máu cho xét nghiệm nói chung và xét nghiệm sinh hóa nói riêng vô cùng đơn giản. Kết quả xét nghiệm sinh máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh kịp thời và đưa ra các pháp đồ điều trị hợp lý cho bệnh nhân. Quý khách vui lòng click vào đây để xem thêm thông tin chi tiết về các mẫu máy xét nghiệm sinh hóa Phương Đông phân phối.
Eastern Medical Equipments Medical ( EMEC)
Hà Nội : Toà D, Vinaconex 2, Kim Văn - Kim Lũ, Khu ĐTM Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội | ĐT : +84 24 3573 8301 / +84 24 3573 8302 / +84 974903366
Đà Nẵng : 385 Trần Cao Vân - Q. Thanh Khê. | ĐT : +84 236 3714 788
Nha Trang : VCN Tower, 02 Tố Hữu Nha Trang. | ĐT : +84 974903366
Hồ Chí Minh : 94 An Bình - P.5 - Q.5. | ĐT : +84 28 3924 6848
Cần Thơ: 53,7 Nguyễn Việt Dũng, An Thới, Bình Thủy | ĐT : +84 292 3883493
Email : info@eastern.vn