Bệnh tiểu đường là căn bệnh không lây nhiễm nhưng càng ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, số người sống chung với đái tháo đường lên đến 3.5 triệu người. Trong đó, hầu hết đều là những bệnh nhân mắc tiểu đường type 2.

===>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

bệnh tiểu đường là gì

 

Bệnh tiểu đường type 2 là gì

Bệnh tiểu đường type 2 hay bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin.

Đầu tiên, bệnh tiểu đường type 2 kháng insulin, có nghĩa là cơ thể của bạn không sử dụng insulin đúng cách hoặc insulin không thực hiện được chức năng. Thời gian ban đầu, tuyến tụy sẽ cố gắng sản xuất để bù đắp insulin. Tuy nhiên, theo thời gian, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin cho cơ thể để giữ mức đường huyết ở mức bình thường. 

Khi cơ thể bạn thiếu insulin, đường (glucose) không đưa chuyển đầy đủ vào tế bào, khiến tế bào không có năng lượng, lượng đường không đươc giải phóng sẽ tích tụ trong máu khiến đường huyết tăng cao.

===>> Xem thêm: Tiểu đường type 1 là gì

tiểu đường type  2

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2

Trong bệnh tiểu đường loại 2, có những trường hợp là do lượng tiết insulin bị giảm và cũng có trường hợp do chức năng insulin bị suy giảm (kháng insulin). Nguyên nhân của bệnh là do yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.

  • Yếu tố di truyền: Gen di truyền liên quan đến việc tiết insulin hoặc chức năng tuyến tụy sẽ có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường type 2
  • Yếu tố môi trường: là sự gia tăng hấp thụ các chất béo do béo phì, thiếu vận động, và thói quen ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, không lành mạnh

===>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường type 1

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2

Đường huyết (glucose) tăng trong máu lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, mắt, thần kinh,..

  • Biến chứng tim mạch: Tim mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường type 2.  Ảnh hưởng do tăng cường đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (gây nhồi máu cơ tim), huyết áp cao, cholesterol cao,...
  • Biến chứng thận: bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận gây ra suy thận hoặc hoạt động của thận suy giảm. Việc duy trì lượng đường trong máu và huyết áp giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận
  • Biến chứng thần kinh: Tiểu đường type 2 có thể gây biến chứng thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu tăng và huyết áp cao. Điều này dẫn đến rối loạn về tiêu hóa, rối loạn cương dương, và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở bộ phận này được gọi là  bệnh lý thần kinh ngoại biên, có thể dẫn đến đau ngứa, mất cảm giác
  • Biến chứng võng mạc: Hầu hết người bệnh tiểu đường bị biến chứng đều có vấn đề về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Người mắc tiểu đường nên kiểm tra mắt thường xuyên

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2

Lượng đường trong máu

Đầu tiên là kiểm tra lượng đường trong máu của bệnh nhân. Lượng đường huyết có thể đo trong lúc đói hoặc lúc ngẫu nhiên.

HBA1C

Giá trị của HbA1c (hemoglobin A1c (NGSP)) cũng quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường và nếu giá trị này ≥6,5% (giá trị NGSP) thì bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Giá trị HbA1c là giá trị phản ánh chỉ số đường huyết trung bình trong 1-2 tháng trước. Điều này là do glucose trong máu liên kết với moglobin và tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 120 ngày (khoảng 4 tháng).

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Để có thể thực hiện phương pháp này bệnh nhân bắt buộc phải nhịn đói qua đêm. Sau đó, bệnh nhân sẽ được cho uống một cốc nước đường. Sau hai giờ, các bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng đường trong máu

  • Mức đường huyết bình thường của phương pháp này là <140 mg/ld ( 7.8 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết >200 mg/dl ( 11.1 mmol/l) thì sẽ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường
  • Đường huyết: từ 140 mg/dl - 200 mg/dl: giai đoạn tiền tiểu đường.

===>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Dù là bệnh tiểu đường type 1 hay tiểu đường type 2 thì điều quan trọng nhất trong điều trị là ở người bệnh chứ không phải ai khác. Tuân thủ quy định của bác sĩ, thu thập thêm thông tin để hiểu hơn về tiểu đường type 2, giúp bạn tầm soát bệnh tiểu đường dễ hơn.