Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm đến mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và bé. Tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ khá cao với khoảng 13% thai phụ mắc bệnh.
Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ?
Đường huyết cao trong thai kỳ có thể gây các biến chứng cho mẹ bầu như:
- Tiền sản giật (tăng huyết áp sau tuần thai 20 của thai kỳ kèm biến chứng tiểu đạm)
- Nguy cơ thai to gây sang chấn động đường sinh dục khi sinh ( có thể gây tổn thương xương châu, sa sàn chậu, bàng quang)
- Băng huyết sau khi sinh
- Thuyên tắc ối
- Đa ối: dịch ối nhiều bất thường bắt đầu thấy từ tuần thứ 26 - 32 của thai kỳ
- Sẩy thai và thai chết lưu
- Nguy cơ cao sẽ mắc bệnh tiểu đường type 2 sau khi sinh
Bên cạnh đó, tiểu đường thai kỳ sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho em bé:
- Tăng trưởng quá to: do hậu quả glucose vận chuyển từ mẹ vào thai nhi
- Tăng hồng cầu:
- Suy hô hấp sau sinh
- Hạ đường huyết sau khi sinh
- Mắc vàng da sơ sinh
- Tử vong chu sinh
- Sang chấn khi sinh
- Tăng nguy cơ béo phì và mắc tiểu đường type 1 khi trưởng thành
Những phụ nữ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ
Những phụ nữ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ là những người thừa cân, béo phì, có người thân mắc tiểu đường type 2, ít vận động, từng sinh con to trên 4kg, tăng huyết áp hoặc mắc hội chứng đa nang buồng trứng.... Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc tiểu đường thai kỳ
- Tiểu sử gia đình; gia đình đã có người mắc tiểu đường type 1
- Tuổi càng cao khi sinh con thì nguy cơ càng tăng, > 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ
- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
Phòng ngừa các biến chứng tiểu đường thai kỳ
- Bí quyết phòng ngừa các biến chứng tiểu đường thai kỳ ở mẹ và bé đó là nhận biết sớm các bệnh và điều trị, duy trì mức đường huyết ổn định trong suốt thai kỳ. Giai đoạn đầu của đái tháo đường thai kỳ không có nhiều triệu chứng rõ ràng như khát nước, tiểu nhiều, uống nước nhiều, sụt cân,.. Do đó, để có thể tầm soát đái tháo đường thai kỳ bạn cần đi xét nghiệm.
- Khám thai kỳ đầy đủ và tuân thủ chế độ dinh dưỡng tập luyện hợp lý là một trong những biện pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ trong suốt thời kỳ mang thai
- Một điều quan trọng cần nhớ là những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ cần được kiểm tra đường huyết sau sinh 6 – 12 tuần để chắc chắn đường huyết trở về bình thường. Đái tháo đường thai kỳ là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường típ 2. Do đó, những phụ nữ này cần được theo dõi và tầm soát đái tháo đường típ 2 định kỳ theo các hướng dẫn sức khỏe.
Tiểu đường thai kỳ sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế, phòng ngừa bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu. Hy vọng rằng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để đề phòng bệnh và giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.