Tiểu đường type 2 là căn bệnh đứng thứ 4 trên toàn thế giới về số lượng ca tử vong có liên quan và đang trở thành một nỗi ám ảnh thực sự đối với toàn xã hội. Tuy nhiên sự hiểu biết về căn bệnh này của mọi người lại hạn chế, điển hình là rất ít người biết tiểu đường type 2 nên ăn gì, kiêng gì. Hôm nay, các bạn cùng Phương Đông tìm hiểu về chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường type 2.
==>> Xem thêm: Những điều cần biết về tiểu đường type 2
Nguyên nhân cần có chế độ ăn cho người mắc tiểu đường type 2
Người mắc tiểu đường type 1 nếu không có một chế độ ăn hợp lý sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tim mạch, mắt, thần kinh,.. Tuy nhiên, trên thực tế không phải người bệnh nào cũng có thể thực hiện được bữa ăn dinh dưỡng, thay vào đó họ thường sử dụng đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh, dẫn đến đường huyết tăng cao và khó kiểm soát bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy, có một chế độ ăn thích hợp sẽ giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng về bệnh tật, tránh biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người mắc tiểu đường type 2
Chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố quyết định đến chỉ số đường huyết của mỗi người, đặc biệt là ở những người bị tiểu đường thì chỉ số đường huyết lại càng quan trọng. Nếu các nhóm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của người mắc bệnh tiểu đường type 2 bị mất cân bằng sẽ dẫn đến những biến chứng và hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Tham khảo thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường type 1
Cẩn trọng với Carborhydrate phức hợp
Carbohydrate hay carb cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, chúng làm gia tăng lượng đường trong máu nhanh hơn chất béo hoặc chất đạm. Những nguồn thực phẩm chứa nhiều carb là:
- Trái cây;
- Sữa và sữa chua;
- Bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì ống;
- Các loại rau củ giàu tinh bột như khoai tây, ngô và đậu.
Các loại carb dạng đơn như đường sẽ khiến mức đường huyết của bạn tăng nhanh. Carb phức hợp sẽ tốt hơn cho bạn vì chúng sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng và chất xơ, mặc dù cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Carb dạng phức được tìm thấy ở các loại đậu, hạt, rau xanh…
Dựa trên cách thực phẩm ảnh hưởng tới đường huyết sau ăn, GI được chia theo thang điểm từ 0 - 100 tương ứng với khả năng làm tăng đường huyết cao dần. Người bệnh tiểu đường nên cân bằng giữa các thực phẩm có GI thấp (GI dưới 55) và cao sẽ giúp kiểm soát đường huyết vừa phải, và duy trì ở giá trị ổn định, tránh đường huyết tăng cao hay hạ xuống quá thấp.
Chất xơ cho bệnh nhân tiểu đường type 2
Bạn nên tập trung vào các loại thực phẩm này:
- Trái cây và rau tươi;
- Đậu khô, đậu Hà Lan;
- Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt và bánh quy giòn;
- Gạo lứt;
- Thực phẩm nguyên cám.
Protein
Protein giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi các tổn thương của cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung nguồn protein từ các loại thịt, đậu, trứng, cá, sữa tách béo và các loại đậu.
Protein không trực tiếp làm tăng đường huyết nhưng nếu ăn quá nhiều chất béo, thịt mỡ có thể làm tăng cường nồng độ natri và cholesterol bất lợi cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt ở người bệnh gặp phải các biến chứng tim mạch hay béo phì thì không nên ăn quá nhiều thịt và lòng đỏ trứng gà.
Chất béo (Lipid)
Các nguồn chính của chất béo bão hòa là phô mai, thịt bò, sữa và các món bánh nướng.
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đảm bảo những yếu tố sau đây:
- Chọn thịt nạc;
- Không nên dùng nhiều món chiên. Thay vào đó, bạn có thể nướng, hấp hoặc luộc;
- Chọn loại sữa ít béo hoặc không có chất béo;
- Dùng dầu ăn dạng xịt hoặc bơ thực vật
- Chọn dầu thực vật dạng lỏng thay vì mỡ động vật.
Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa nên tránh như pho mát, thịt bò, các loại sữa chưa tách béo, đồ ăn chiên xào, đồ nướng… Chất béo trans, hay chất béo hydro hóa một phần thường có trong nhãn các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
===>> Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Hoa quả trái cây
Trái cây tươi là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho cơ thể. Nhưng rất nhiều người bị tiểu đường “sợ” ăn trái cây, bởi chúng ngọt. Các chuyên gia cho biết, độ ngọt của trái cây không quyết định đến việc có làm tăng đường huyết sau ăn hay không mà phải dựa vào hàm lượng đường glucose.
Người bệnh tiểu đường nên lựa các trái cây có chỉ số GI thấp như cam, bưởi, táo, lê, xoài, dâu tây, thanh long… Mỗi ngày có thể ăn 1 - 2 phần trái cây tương đương với 150g hoặc nắm được trong lòng bàn tay. Nên ăn trái cây xen kẽ thành các bữa phụ, không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn.
Hi vọng bài viết trên, những bệnh nhân tiểu đường type 2 sẽ có một chế độ ăn khoa học, giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng tiểu đường. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.