Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là Đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoocmon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn đầu thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư… Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn. Vậy đâu là những thực phẩm mà người mắc bệnh tiểu đường nên tránh
Xem thêm:
- Chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm HbA1c
- Các chỉ số quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường
Những thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường nên tránh
1. Bánh mì trắng, mì ống và gạo
Đây là những thực phẩm chứa nhiều carb. Các nhà khoa học đã chứng minh việc ăn những món trên sẽ làm tăng lượng đường trong máu của những người bị bệnh tiểu đường.
Nên thay thế bằng gạo lứt, yến mạch, khoai lang và đậu đỗ.
- Gạo lức rất tốt cho người bị đái tháo đường vì nó cung cấp các vitamin, chất khoáng, chất xơ và chất dầu, còn mang lại cảm giác no lâu hơn gạo trắng.
- Yến mạch vừa là nguồn dinh dưỡng cao vừa có thể giúp chúng ta giảm lượng cholesterol, đây là loại ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều đạm và chất xơ.
- Trong khoai lang có tinh bột kháng đường, nghĩa là khoai lang sẽ không làm tăng đường trong máu khi ăn. Lượng calo trong loại củ này rất thấp và khá an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Khoai còn cung cấp các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các loại khoáng chất và carbohydrates có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi của cơ thể.
- Đậu đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường và muốn giảm cân.
2. Sữa chua hương vị trái cây, sữa
Sữa chua có hương vị thường được làm từ sữa không béo hoặc ít béo, chứa nhiều carbs và đường. Còn sữa thì chứa nhiều chất béo và những thành phần làm giảm đề kháng insulin.
Nên thay thế bằng sữa chua nguyên chất, không có đường hoặc sữa không đường ít béo.
- Sữa chua nguyên chất không đường: Loại sữa chua này có lợi cho sự thèm ăn, kiểm soát cân nặng và sức khỏe đường ruột.
- Sữa không đường: Có thể kiểm soát cân nặng nhưng không nên uống nhiều.
==>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người mắc bệnh tiểu đường type 1
3. Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước có ga…
Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường phải tránh xa bởi vì những thức uống này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh đến mức không kiểm soát được.
Nên thay thế bằng trà xanh vì trà xanh là thức uống có chứa chất chống oxy hóa EGCG giúp điều hòa lượng đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, đặc biệt là giai đoạn tiền tiểu đường
4. Những loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
Các loại đồ này như phở, cháo, mì ăn liền vì chúng không có lợi cho sức khỏe .
Thay thế bằng các loại ngũ cốc có lợi như hạt chia, hạt lanh. Đây là các loại hạt có nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt, photpho, omega-3…. Các loại hạt này rất tốt trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tim mạch, cải thiện tình trạng bệnh xương khớp, giảm huyết áp
5. Nội tạng động vật
- Bởi vì những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có các chất béo bão hòa và cholesterol không tốt với các bệnh nhân tiểu đường.
- Nên thay thế bằng cá loại cá và dầu olive.
- Các loại cá vì cá là nguồn cung cấp protein cực tốt, những loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá rô… chứa nhiều omega 3 và vitamin D, rất ít chất béo và còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Dầu olive nguyên chất rất tốt vì chứa chất béo không bão hòa, omega3, omega6, vitamin E và nó không có thành phần cholesterol và gluten.
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Để có thể giữ mức đương huyết ổn định, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn bác sĩ đưa ra để có thể tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường