Insulin là gì?
Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohuydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể
Isulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt độngcủa bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu.
Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.
Tham khảo thêm
- Những lợi thế của xét nghiệm HbA1c so với xét nghiệm Glucose
- Chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm HbA1c
Vai trò của Insulin
- Gây ức chế enzyme phosphorylase, khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm.
- Insulin tăng cường hấp thu glucose
- Làm tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen
Có những loại Insulin nào
Insulin tác dụng nhanh : Bắt đầu hoạt động khỏng 15 phút sau khi tiêm và đạt đỉnh khoảng sau 1 giờ và kéo dài tác dụng trong 2 đến 4 giờ. Nên tiêm insulin trước bữa ăn và thường tiêm trước insulin tác dụng kéo dài, những loại insulin tác dụng nhanh gồm : insulin gluisine, insulin lispro, insulin aspart.
Insulin tác dụng ngắn : Bắt đầu có tác dụng khoảng 30 phút sau khi tiêm và đạt đỉnh sau khoảng 2 đến 3 giờ và có tác dụng kéo dài trong 3 đến 6 giờ. Nên tiêm insulin trước bữa ăn và trước khi tiêm insulin tác dụng kéo dài, những loại insulin tác dụng ngắn gồm : humulin R, Novolin R.
Insulin tác dụng trung bình : Bắt đầu có tác dụng khoảng 2 đến 4 giờ sau khi tiêm và đạt đỉnh khoảng 4 đến 12 giờ sau đó, kéo dài tác dụng trong 12 đến 18 giờ. Sử dụng loại insulin này 2 lần một ngày kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn. Insulin tác dụng trung bình gồm : NPH (Humulin N, Novolin N)
Inuslin tác dụng kéo dài: Bắt đầu có tác dụng nhiều tiếng sau khi tiêm và đạt đỉnh khoảng 24 giờ. Nếu cần thiết, nên sử dụng loại insulin này phối hợp với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn. Những loại insulin tác dụng kéo dài gồm: insulin detemir (Levemir), insulin glargine (Lantus).
Insulin hỗn hợp: Là loại insulin trộn sẵn 2 loại insulin tác dụng nhanh và tác dụng dài trong cùng 1 loại hoặc cùng 1 mũi tiêm. Vì vậy thuốc sẽ có 2 tác dụng, một là insulin nhanh đối với lượng carbohydrat trong bữa ăn và tác dụng insulin dài để tạo nên nồng độ insulin nền
Các loại Insulin |
Nên điều trị bằng insulin trong trường hợp nào?
Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, điều trị bằng insulin là cần thiết vì đây là bệnh do insulin gần như không tiết ra từ tuyến tụy.
Với tiểu đường tuýp 2 là lúc insuin trở nên khó hoạt động hiệu quả trong cơ, gan và việc tiết insulin giảm, việc điều trị sẽ bổ sung insulin bằng cách tiêm và phục hồi chức năng của insulin trong cơ thể.
Ngoài ra, lúc tình trạng đường huyết cao tiếp tục tiếp dẫn, khi có một vòng luẩn quẩn “glucotoxicity”, trong đó tuyến tụy bị tổn thương và suy giảm chức năng tiết insulin cũng điều trị bằng cách tiêm insulin. Bằng cách này chức năng của tuyến tụy sẽ hồi phục và bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường huyết mà không cần sử dụng insulin.
Bảo quản insulin thế nào?
- Bảo quản ở những nơi không có ánh sáng và nhiệt. Nếu không bảo quản insulin trong tủ lạnh thì hãy bảo quản nó ở mức độ lạnh vừa đủ (nhiệt độ từ 13,33 độ C và 26,67 độ C)
- Không được để insulin đông lạnh, nếu insulin bị đông thì không được dùng nó, kể cả khi nó được rã đông.
- Bảo quản chai insulin không sử dụng, hộp đựng và bút tiêm insulin trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2,22 độ C đến 7,78 độ C. Nếu bảo quản hợp lý, insulin sẽ có tác dụng tốt đến ngày hết hạn in trên chai
- Giữ hộp đựng và bút tiêm insulin đang sử dụng gần đây ở nhiệt độ phòng (từ 13,33 độ C và 26,67 độ C)
===>> Xem thêm: GLycomark - Xét nghiệm mới trong kiểm soát đường huyết
Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh bệnh tiểu đường. Nó giúp tạo ra kháng Glucose trong máu giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Để có thể điều trị và tầm soát bệnh tiểu đường, xét nghiệm HbA1c là một phương pháp thông dụng để kiểm tra lượng đường huyết trong 3 tháng gần nhất. Để có thể xét nghiệm HbA1c, bạn nên tìm kiếm những phòng khám, cơ sở y tế sử dụng những dòng máy đo HbA1c chất lượng để đưa ra kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất.