Chỉ số HbA1c là chỉ số vàng để theo dõi, kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp đo lượng glucose trong máu của bệnh nhân. Vậy chỉ số HbA1c bao nhiêu là an toàn?
Tham khảo thêm:
Mục tiêu của điều trị đái tháo đường là kiểm soát đường huyết bệnh nhân luôn ổn định nhằm ngăn ngừa các biến chứng của bệnh xảy ra. Và chỉ số HbA1c là chỉ số quan trọng giúp các bác sĩ kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân.
Chỉ số HbA1c an toàn là bao nhiêu?
Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cập nhật lần gần nhất vào năm 2017 như sau:
- Chỉ số HbA1c an toàn nằm ở mức : 5% đến 5.5%
- Chỉ số HbA1c từ 5.6% - 6.4% được chẩn đoán là ở giai đoạn tiền tiểu đường, có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 trong vòng 5 năm
- Với chỉ số HbA1c ≥ 6,5 % được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường
Mục tiêu của bệnh nhân đối với chỉ số HbA1c
- Đối với người bệnh tiểu đường là ≤ 6.5%
- Mục tiêu ≤ 6.5% dành cho những người mới bị chẩn đoán đái tháo đường, bệnh nhân không gặp nhiều cơn hạ đường huyết
- Mục tiêu HbA1c là 7% đối với bệnh nhân là người cao tuổi
- Mục tiêu HbA1c là 7.5% đối với trẻ em từ 0 - 18 tuổi bị bệnh đái tháo đường, trẻ dưới 6 tuổi có thể không nhận ra triệu chứng hạ đường huyết
- Mục tiêu HbA1C 8% dành cho những người đã từng hạ đường huyết trầm trọng, những người sống với bệnh tiểu đường nhiều năm, đã cao tuổi và có nhiều bệnh mắc kèm
==>> Xem thêm: Khi nào cần xét nghiệm HbA1c
Kiểm soát chỉ số HbA1c
Để kiểm soát được chỉ số HbA1c ở mức an toàn, người bệnh tuân thủ thực hiện một chế độ ăn uống và tập luyện nghiêm ngặt hàng ngày. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia bạn có thể áp dụng và thực hiện tại nhà một cách dễ dàng:
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát chỉ số HbA1c. Một chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường là phải áp dụng theo tiêu chí xanh - sạch - đủ chất. Đặc biệt lưu ý đến các loại thực phẩm có bổ sung thành phần nguyên tố 5-ALA - một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc phòng ngừa và điều trị tiểu đường, cũng như ngăn ngừa những biến chứng do hội chứng chuyển hóa gây ra.
Nguyên tố 5-ALA có nhiều trong các loại thực phẩm xanh như rau, súp lơ, khoai lang, trứng, hạt chia, sữa chua... Bổ sung đủ chất đạm bằng các loại thịt nạc hay cá, hạn chế thực phẩm có nhiều tinh bột như cơm trắng, bún, phở, bánh mì, bánh quy… Bên cạnh đó cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, chả cá, chả lụa, chà bông và chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm.
Chế độ luyện tập
Việc tập thể dục đối với bệnh nhân tiểu đường là rất cần thiết, đây sẽ là yếu tố tích cực giúp giảm nguy cơ tim mạch, kiểm soát lượng đường huyết và chỉ số HbA1c trong cơ thể.
Với mỗi bệnh nhân sẽ có khác nhau sẽ có những bài tập khác nhau để đảm bảo phù hợp với tình trạng bệnh lý và sự thích nghi, trạng thái của cơ thể. Theo các chuyên gia Y tế cho rằng, với bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn các nhóm bài tập sau để thực hiện: đi bộ, bơi lội, đạp xe, nhảy, tập yoga, thái cực quyền…
Điều quan trọng hơn cả là người bệnh cần duy trì tần suất luyện tập thường xuyên, tối thiểu là 5 lần/tuần. Tập với mức độ vừa phải và khoảng 30 phút/lần.
Bài viết trên hi vọng đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi "Chỉ số HbA1c an toàn là bao nhiêu". Để có thể kiểm soát chỉ số HbA1c, bệnh nhân tiểu đường nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tập luyên, tuyệt đối không được thay đổi nếu không có sự chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường. Để có thể đo được chỉ số HbA1c, bạn cần đến phòng khám sử dụng máy đo Hemoglobin HbA1c theo tiêu chuẩn để cho ra được kết quả chính xác nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.